Mỹ phẩm ATC-Dẫn dắt xu hướng làm đẹp

Trị viêm nang lông bằng thảo dược thiên nhiên

1. Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng ở nang lông do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm,... Biểu hiện của viêm nang lông là các sần, mụn mụ, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa tại vùng da vị viêm, sau đó vùng da viêm sần sùi nốt đỏ, lông không mọc da ngoài được mà xoắn vào bên trong, gây ngứa ở vùng nang lông. Những nốt đỏ mọc quanh vùng da bị viêm không lớn nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sunh hoạt của bệnh nhân.

Sau khi các nốt đỏ hình thành và gây ngứa, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan sâu hơn xuống toàn bộ nang lông, thường gặp ở viêm chân tốc. Viêm nang lông sẽ chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thấy đau nhức. Sau đó, các mụn nước vỡ ra, đóng vảy làm khô da. Cuối cùng, bệnh có thể biến chứng thành áp xe, nhọt, nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dươi da.

2. Các tác nhân gây viêm nang lông

Các tác nhân gây viêm nang lông bao gồm: tác nhân bên trong cơ thể và tác nhân bên ngoài cơ thể bệnh nhân, cụ thể:

Tác nhân bên trong cơ thể:

  • Rối loạn tuyến dầu: Tuyến dầu ( tuyến nhờn) hoạt động quá mức hoặc chất dầu ngày càng đặc tính sẽ gây bức bí, làm kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Do tốc độ thay mới tế bào tăng bất thường nhưng lại không được bài tiết lên bề mặt da, chúng tích tụ lại trong nang lông và làm kín chặt nang lông, gây viêm.
  • Mất cân bằng về độ axit: Làm tăng tốc độ mất nước ở da, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm bên trong nang lông.
  • Mắc một số bệnh lý: Suy giảm sức đề kháng, rối loạn thần kinh, mắc bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh nội tiết, tiểu đường,...

Tác nhân bên ngoài cơ thể"

Có nhiều nguyên nhân viêm nang lông. Đa số các trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu trùng. Ngoài ra, vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex,... cũng gây viêm nang lông.

3. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm nang lông

  • Mắc bệnh về da như viêm da và mụn trứng cá.
  • Bị lông mọc ngược do cọ xát với quần áo hoặc cạo râu.
  • Bị thương do tai nạn hoặc phẫu thuật.
  • Sử dụng một số loại thuốc như kem bôi steroid hoặc kháng sinh trị mụn trứng cá lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển.
  • Béo phì.
  • Mắc bệnh làm giảm sức đề kháng với vi khuẩn, virus như tiểu đường, bệnh bạch cầu, suy thận, ghép tạng hoặc HIV/AIDS.
  • Sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và ẩm.

Tìm hiểu cách trị viêm nang lông bằng thảo dược :

  1. Trị viêm nang lông bằng tinh dầu dừa

Dầu dừa có thành phần chính là axit lauric. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Hơn nữa, nó còn có tác dụng chống lại sự hình thành của các tác nhân gây tổn thương các tế bào mô, ngăn chặn sự hình thành của các tác nhân gây hại bên trong nang lông.

Dầu dừa còn chứa một lượng vitamin E dồi dào. Vitamin E giúp da tươi trẻ, mềm mịn. Vitamin E còn tăng sức đề kháng cho da, giuos da khỏe mạnh. Có 2 cách để khắc phục tình trạng viêm nang lông bằng tinh dầu dừa như sau:

  • Thoa trực tiếp tinh dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Có thể dùng dầu dừa thoa lên da hàng ngày, để thu được hiệu quả nhanh chóng.
  • Chúng ta có thể tắm bằng hỗn hợp dầu dừa và nước cốt chanh. Trộn 4-5 thìa dầu dừa cùng với nước cốt chanh, lấy vỏ chanh nhúng vào hỗn hợp và thoa lên vùng da bị viêm, massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút cho thấm đều rồi tắm lại với nước ấm. Axit tự nhiên của chanh kết hợp với dầu dừa sẽ trả lại cho các chị em làn da trắng mịn, không còn viêm nang lông.

    Trị viêm nang lông bằng dầu dừa (Ảnh minh họa)

    2. Chữa viêm nang lông bằng lá trầu không

    Lá trầu không có chứa rất nhiều các chất kháng viêm tự nhiên. Những chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, mầm nấm gây hại cho da. Lá trầu được áp dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh viêm nhiễm, mần ngứa.

    Cách thực hiện như sau:Lấy 5-6 lá trầu không rửa sạch, giã nát cùng với một chút muối. Muối sẽ lấy đi các tế bào chết trên da, tăng hiệu quả diệt khuẩn trị viêm.Sau đó dùng một chiếc khăn mỏng, sạch, cho lá trầu không đã giã nát cùng với muối vào đó và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm lỗ chân lông trong khoảng thời gian 15 phút.Rửa sạch vùng da viêm chân lông lại với nước.Thực hiện cách trị viêm nang lông bằng lá trầu không 3 lần một tuần để có kết quả cao nhất.

    Trị viêm nang lông bằng trầu không

     

    3. Chữa viêm nang lông bằng muối

    Muối là nguyên liệu có tính kháng viêm cao, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da. Đồng thời, muối có thể tẩy tế bào chất, ngăn chặn tối đa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra viêm nang lông.

    Loại muối dùng để điều trị viêm nang lông là muối biển. Đây là muối đã được xử lý sạch, không lẫn các tạp chất khác và rất an toàn cho làn da.

    Cách thực hiện như sau:

    • Hòa tan 1 thìa muối biển vào một cốc nước ấm. Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước muối rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da vị viêm nang lông. Thực hiện hai lần một ngày để có hiệu quả cao, giảm sưng đỏ trên vùng da bị bệnh.
    • Cách khác là trộn muối biển với sữa chua không đường thoa lên vùng da khô ráp do viêm nang lông để lại, massage nhẹ nhàng 15 phút. Sữa chua có thể làm mềm vùng da bị sừng hóa do viêm.

      Chữa viêm nang lồng bằng muối biển.

    •  
    • 4. Chữa viêm nang lông bằng mật ong, chanh và đường kính

Nhờ thuộc tính dưỡng ẩm và chống viêm của mình, mật ong cũng được dùng trong làm đẹp và chăm sóc da. Mật ong chứa các dưỡng chất như sắt, phốt-pho, canxi, Vitamin C, B,... Mật ong giúp kháng viêm và khử trùng, giúp da luôn khỏe mạnh. Chanh lại có một lượng axit tự nhiên dồi dào giúp làn da luôn tươi trẻ và có thể làm trắng da, mờ vết thâm. Còn đường kính có công dụng làm trẻ hóa làn da và giúp tẩy tế bào chết.

Chữa viêm nang lông bằng mật ong, chanh, đường kính. (Ảnh minh họa)

Cách thực hiện:

  • Trộng đều khoảng 5 thìa mật ong, hai thìa chanh và một thìa đường kính với nhau sao cho đường tan hết trong chanh và mật ong, tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị viêm nang và massage nhẹ nhàng để các chất thẩm thấu sâu vào trong da.
  • Sau 15 phút, rửa sạch da với nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn liên tục 3 lần mỗi tuần.

 

ATC luôn đồng hành cùng doanh nghiệp!

Chủ đề liên quan:
Chat Zalo

0986151417